Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Tình nhân Chu Vĩnh Khang bị nghi kiếm 4,5 triệu USD bất chính


Truyền thông Trung Quốc đưa tin một nữ doanh nhân đã kiếm hàng triệu USD bất hợp pháp nhờ mối quan hệ với Chu Vĩnh Khang.


Lý Hiểu Mai (phải) được cho là tình nhân của Chu Vĩnh Khang. Ảnh: SCMP

Lý Hiểu Mai, 51 tuổi, đến từ Nam Kinh, không xuất hiện trước công chúng kể từ tháng 8/2013 và bà này đang "trải qua quá trình tư pháp", báo Trung Quốc do nhà nước quản lý Beijing News đưa tin.

Lý được mô tả là người ít được biết đến và bí ẩn nhất trong số các nhân tình của cựu ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, Beijing News trích dẫn một nguồn tin giấu tên, cho biết.

Chu lĩnh án tù chung thân từ tháng 6, với tội danh tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Ông này là quan chức chính phủ cấp cao nhất sa lưới trong chiến dịch truy quét tham nhũng quy mô lớn ở Trung Quốc.

Lý được cho là mua quyền bán một lô hàng khí đốt tự nhiên vào năm 2004 với sự giúp đỡ của Tưởng Khiết Mẫn, cựu quan chức ngành năng lượng cấp cao tại công ty dầu khí quốc doanh CNPC, đồng thời là đồng minh thân cận của Chu. Lý có được quyền bán bằng cách bất hợp pháp, Beijing News cho biết.

Lý được cho là đã bỏ túi hơn 30 triệu NDT (4,5 triệu USD) bằng cách bán lại quyền này. Lý cũng tham gia vào hoạt động của một số trạm xăng và các doanh nghiệp lưu trữ dầu.

Tưởng sau đó trở thành người đứng đầu CNPC. Ông này lĩnh án tù 16 năm vào tháng 10 vì tội danh tham nhũng.

Lý lần đầu tiên liên lạc với Chu vào năm 1991, khi ông này còn là một phó quản lý tại CNPC. Lý đã đề nghị Chu phê duyệt một dự án và Chu đồng ý. Họ lần đầu tiên gặp trực tiếp vài năm sau, khi Chu tới thăm Nhật Bản, Lý đã đến chào hỏi Chu khi bà là một du học sinh ở đó.

Lý và chồng trở về Trung Quốc sau nhiều năm và khi đó Chu đang là bí thư đảng ủy tỉnh Tứ Xuyên. Lý kinh doanh tại tỉnh này và chuyển đến Bắc Kinh, khi Chu giữ chức bộ trưởng công an năm 2002. Lý trở thành một trong những tình nhân của Chu vào khoảng năm 2003, bài báo cho biết.
Nguồn: vnexpress

Cậu bé xoay ngược đầu 180 độ mà không hề hấn gì


Một đoạn video đăng tải trên Youtube thu hút rất nhiều lượt xem quay lại cảnh một cậu bé có khả năng quay ngược đầu 180 độ mà không hề hấn gì.


Cậu bé quay ngược đầu như phim kinh dị. (Ảnh chụp từ clip)

Điều đáng ngạc nhiên là toàn bộ phần cơ thể của cậu bé đã xoay ngược lại với tư thế đứng ban đầu nhưng chiếc đầu thì vẫn giữ nguyên vị trí.

Sau cú xoay ngược đầu ngoạn mục, cậu bé đưa tay ôm lấy người bố và không quên mỉm cười trước ống kính máy quay. Chỉ sau vài giây, cậu bé lại tiếp tục lặp lại động tác lần hai và di chuyển đầu ngược lại với tốc độ nhanh chóng hơn.

Điều kì lạ là cậu bé không hề cảm thấy đau đớn hay bị tại nạn gì nghiêm trọng. Mọi thứ vẫn bình thường sau màn biểu diễn kinh ngạc này.

Nhiều người xem còn tỏ ra lo lắng cho sức khỏe của cậu bé sau pha biểu diễn có 1-0-2 này.

Một người cho biết: “Đừng nên mạo hiểm. Vì có thể đến năm 20 tuổi cậu bé sẽ phải “thưởng thức” chiêu nẹp cổ”.

Người khác thì tỏ ra chỉ trích bố mẹ cậu bé: “Tôi hy vọng gia đình cậu bé không vì chút lợi nhuận mà làm hại con. Có thể một ngày nào đó cậu bé sẽ phải chịu những ảnh hưởng trầm trọng từ những pha biểu diễn kinh dị này”.
Nguồn: tinhhoa.net

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Vĩnh Phúc: Giải mã nguồn gốc sinh vật lạ có hình dáng giống... thạch sùng khổng lồ ngoài hành tinh


Hình dáng kỳ lạ nửa giống thạch sùng, nửa giống cá, sinh vật lạ này đã được gán cho biệt danh "thạch sùng khổng lồ phiên bản vũ trụ".


Sinh vật lạ giống như... thạch sùng khổng lồ ngoài hành tinh


Sinh vật lạ mới phát hiện ở Vĩnh Phúc.


Khi hiểu biết của loài người vẫn còn tỷ lệ nghịch với thế giới thiên nhiên rộng lớn thì sự xuất hiện của những sinh vật lạ luôn thôi thúc trí tò mò của những người hiếu kỳ. Mới đây, một fanpage chia sẻ nổi tiếng của giới trẻ Việt đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng khi đăng tải hình ảnh một con vật bò sát da trơn kỳ lạ tại Vĩnh Phúc.

Mặc dù vẫn chưa rõ nguồn gốc nhưng theo dự đoán, sinh vật lạ này đã bị đem giết thịt. Người đầu tiên đăng tải và chia sẻ bức ảnh sinh vật lạ này là một nam thanh niên có tên T. sống tại Vĩnh Phúc. Theo anh T., anh không phải là người trực tiếp bắt được sinh vật lạ mà chỉ là hỏi giúp cho người quen mà thôi.

Với hình dáng nửa giống thạch sùng, nửa giống cá, sinh vật lạ này đã gợi nhiều liên tưởng cho nhiều người. Một số thành viên đã hài hước ví nó giống như thạch sùng phiên bản vũ trụ hoặc thằn lằn phiên bản sao Hỏa...

Thực chất là loài kỳ giông khổng lồ Trung Quốc?

Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc.


Tuy nhiên, dựa vào hình dáng của nó có thể đoán đây là một con kỳ giông khổng lồ Trung Quốc đi lạc. Loài kỳ giông thường thấy chỉ có chiều dài từ 10 - 20cm nên hình dáng khổng lồ của con "thạch sùng phiên bản vũ trụ" này không khỏi gây hoang mang.

Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc là loài kỳ giông lớn nhất trên thế giới. Nó có tên khoa học là Andrias davidianus. Loài này có thể phát ra âm thanh như tiếng sủa, rên rỉ hay khóc của trẻ con nên chúng còn được gọi là Oa oa ngư hay Oa oa nghê tức là cá trẻ con.


Chúng là loài kỳ giông lớn nhất thế giới.


Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc về tổng thể rất giống với kỳ giông khổng lồ Nhật Bản ngoại trừ phần miệng nhọn, đuôi dài và xòe quạt hơn. Ở lứa tuổi trưởng thành, kỳ giông khổng lồ Trung Quốc có thể nặng từ 25 - 30kg với chiều dài trung bình mà 1,15m. Theo các tài liệu khoa học, loài này có thể dài tới 1,8m. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường sống hiện nay, khả năng đạt tới độ dài đó là rất ít.

Sống phổ biến rộng khắp tại miền trung, tây nam và miền nam Trung Quốc, nhưng hiện nay kỳ giông khổng lồ Trung Quốc còn được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau tại quốc gia này. Phạm vi phân bố của chúng đã được mở rộng hơn về phía Đông và phía Nam quốc gia này, đặc biệt là trong lưu vực các con sông như Trường Giang, Hoàng Hà và Châu Giang.

Do tính chất bổ dưỡng nên kỳ giông khổng lồ Trung Quốc thường bị khai thác làm thuốc bắc và đang nằm trong danh sách những loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.

Chính quyền bắt tay vào xác minh nguồn gốc sinh vật lạ

Trả lời báo Thanh niên chiều ngày 4/3 vừa qua, ông Nguyễn Văn Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, chính quyền đã bắt tay vào tìm kiếm và xác minh nguồn gốc ngay khi nhận được thông tin về sự xuất hiện của sinh vật lạ Vĩnh Phúc.

Cũng trong ngày 4/3, cán bộ của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc đã xuống địa bàn để xác minh thông tin. Do đây là loại động vật lạ, chưa rõ ràng về nguồn gốc, phía Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc có đề nghị công an xã, chính quyền địa phương mời các cá nhân có liên quan cung cấp thông tin.

Ông Tâm cho biết: "Trong trường hợp đã bán, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc cũng phải biết rõ, con thú lạ này được bán cho ai, ở đâu. Khi truy tìm được, chúng tôi sẽ mang về Viện tài nguyên sinh vật Việt Nam mời các nhà khoa học tiếp tục xác minh, nghiên cứu.".
Nguồn: kenh14

Mâu thuẫn nhỏ trên mạng, cả chục đối tượng kéo nhau đi chém người


Trong quá trình trò chuyện trên mạng xã hội, bị cáo và nạn nhân xảy ra mâu thuẫn. Để “giải quyết”, bị cáo đã tập hợp thêm 12 đối tượng khác, rồi cùng kéo nhau tìm chém “đối thủ”. Kết quả, các đối tượng lãnh tổng cộng 29 năm tù giam.


Ngày 30/12, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo gồm Huỳnh Hữu Như Minh (SN 1999, trú phường Hải Châu 2, Hải Châu, Đà Nẵng), Nguyễn Quốc Tuấn (SN 1999, trú phường Hải Châu 2, Hải Châu, Đà Nẵng), Nguyễn Văn Phúc (SN 2000, trú phường Tam Thuận, Thanh Khê, Đà Nẵng) và Giáp Minh Trí (SN 1999, trú phường Hòa Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng), Nguyễn Trần Thế Huy (SN 2000, trú phường An Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng), Nguyễn Đức Khoa (SN 2000, hộ khẩu Đà Nẵng) và Nguyễn Ngọc Minh Trí (SN 1999, trú phường Hòa Thuận Đông, Hải Châu, Đà Nẵng) và Phan Anh Khoa (SN 1999, trú phường Nam Dương, Hải Châu, Đà Nẵng) về tội “giết người”.
Các bị cáo tại phiên tòa

Theo cáo trạng, ngày 3/3/2015, trong lúc trò chuyện trên mạng xã hội, giữa Huỳnh Hữu Như Minh và Lê Duy Vỹ (SN 2000, trú phường Hải Châu 1, Hải Châu, Đà Nẵng) nảy sinh mâu thuẫn.

Hai ngày sau, Minh mua một con dao Thái Lan về nhà cất dấu và gặp Nguyễn Đạt Hoàng Linh (không rõ lai lịch) để mượn hung khí. Linh đưa cho Minh một bao vợt có 4 hung khí là dao tự tạo. Minh mang về nhà chờ tìm Vỹ để đánh.

Để đánh Vỹ, Minh tập hợp đồng bọn gồm Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Văn Phúc, Giáp Minh Trí, Nguyễn Trần Thế Huy, Phan Anh Khoa cùng một số đối tượng khác gồm 12 người đi tìm Vỹ đánh.

Tối ngày 7/3/2015, khi cả bọn đi đến ngã 3 đường Đống Đa – Cao Thắng thì gặp Vỹ đang đi bộ cùng với Nguyễn Thị Quỳnh Tiên (SN 2001) và Nguyễn Thị Diễm Quyên (SN 2000, cùng trú phường Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng) nên cả nhóm đuổi theo chém tới tấp vào người Vỹ.

Tổng cộng, cả nhóm chém Vỹ 19 nhát. Tuy nhiên, do cấp cứu kịp thời nên Vỹ thoát chết và tỉ lệ thương tật lên đến 49%.

Theo nhận định của Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử, chỉ vì một nguyên nhân rất nhỏ nhặt nhưng Minh cùng đồng bọn lại dùng hung khí đánh người, cố ý sát hại người khác và tập trung nhiều đối tượng, dùng nhiều hung khí và chém trúng chỗ hiểm của nạn nhân. Sở dĩ Vỹ không tử vong là do được cấp cứu kịp thời.

Kết quả, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Huỳnh Hữu Như Minh 5 năm 6 tháng tù giam, Nguyễn Quốc Tuấn 5 năm tù giam, Nguyễn Văn Phúc và Giáp Minh Trí mỗi người 4 năm 6 tháng tù giam, Nguyễn Trần Thế Huy 3 năm tù giam, Nguyễn Đức Khoa và Nguyễn Ngọc Minh Trí mỗi người 2 năm 6 tháng tù giam, Phan Anh Khoa 2 năm tù giam.

Về dân sự, Hội đồng xét xử tuyên buộc các bị cáo liên đới phải bồi thường cho bị hại số tiền trên 104 triệu đồng tiền thuốc men cũng như tổn hại về sức khỏe và tinh thần.
Nguồn: dantri

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Mỹ diệt chỉ huy IS có liên quan đến tấn công khủng bố Paris


Liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu không kích diệt 10 chỉ huy Nhà nước Hồi giáo, trong đó có những kẻ liên quan đến vụ tấn công khủng bố Paris tháng trước làm 130 người thiệt mạng.


Abdelhamid Abaaoud, kẻ chủ mưu loạt vụ tấn công khủng bố Paris tối 13/11. Ảnh:Washington Post.


"Trong tháng vừa qua, chúng tôi không kích diệt 10 chỉ huy Nhà nước Hồi giáo (IS), bao gồm một số kẻ chuyên lập kế hoạch tấn công từ bên ngoài liên quan đến tấn công khủng bố Paris", Reuters dẫn lời Đại tá Steve Warren, thuộc quân đội Mỹ, người phát ngôn cho chiến dịch quân sự chống IS do Mỹ dẫn đầu, nói.

Theo AFP, liên minh quốc tế ngày 24/12 tiêu diệt Charaffe al-Mouadan, có liên hệ "trực tiếp" với kẻ chủ mưu tấn công khủng bố Paris Abdelhamid Abaaoud. "Hắn là phiến quân IS ở Syria", Warren nói, cho biết thêm al-Mouadan "tích cực lên kế hoạch tấn công phương Tây".

Abaaoud, người gốc Morocco, bị tiêu diệt trong lúc đấu súng với cảnh sát khi lực lượng an ninh Pháp đột kích một ngôi nhà ở ngoại ô Paris. Đây là nơi Abaaoud đã ẩn náu sau khi Paris bị tấn công khủng bố.

Ngoài ra, liên minh còn tiêu diệt Abdul Qader Hakim, được Warren mô tả là chỉ huy hoạt động bên ngoài của IS và cũng có liên hệ với mạng lưới những kẻ tấn công Paris, hôm 26/12 ở Mosul, Iraq.

"Chúng tôi đang đánh vào đầu con rắn", Warren cho biết. "Chúng tôi vẫn chưa chặt đầu con rắn và nó còn răng nanh"
Nguồn: vnexpress
.

Rắn cố bạnh hàm nuốt chửng thú có túi to gấp đôi


Tuy hàm răng không đủ lớn để giúp ngoạm đầu nạn nhân, con rắn vẫn không hề tỏ ra nản chí.



Mirror hôm qua đưa tin, đoạn video do Adrian Brand, một cư dân Australia, ghi lại và đăng trên Youtube hôm 26/12. Brand bắt gặp cảnh tượng con rắn nuốt mồi bên lề đường Gladstone ở Annerly, Brisbane. Theo Brand, thú có túi đang ngủ trên cây và bị rơi xuống đất. Nó trở thành đối tượng tấn công của con rắn và bị quấn chặt đến chết.

Sau khi trườn quanh và uốn mình ở nhiều tư thế, con rắn có nhiều hoa văn dường như mắc nghẹn khi cố nuốt mồi săn to lớn. Tuy nhiên, Brand cho biết cuối cùng, nó đã thành công trong việc nuốt trọn thú có túi, một loài vật bản xứ ở Australia và New Zealand.

Một số loài trăn có khả năng xoay khớp hàm và uốn mình để tiêu hóa mồi săn lớn gấp nhiều lần cơ thể chúng. Tuy nhiên, trường hợp nuốt mồi như loài rắn nhỏ ở trên rất hiếm gặp.
Nguồn: vnexpress

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Máy bay cất cánh được 8 phút mới nhận ra nhầm đường


Một máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines đã cất cánh hẳn 8 phút từ Auckland, Úc, trước khi phi công băn khoăn tại sao đường bay đến Kuala Lumpur, Malaysia, lại vòng vèo đến thế.

Máy bay mang số hiệu MH132 rời Auckland vào ngày Giáng Sinh để bay đến Kuala Lumpur, thế nhưng lại xuôi theo hướng nam, bay về thành phố Melbourne.


Khoảng 8 phút sau, phi công thấy quái lạ vì sao họ không bay đường thẳng hơn đến Malaysia mà lại phải vòng xuống rồi bay lên như vậy nên đã hỏi lại trạm không lưu ở Auckland. Hành khách hoàn toàn không hay biết gì khi phi công phải lái máy bay hướng nam qua biển Tasman rồi quay về hướng tây bắc để có thể đến được Malaysia.

Phát ngôn viên cho nhà cung cấp dịch vụ điều hướng bay trấn an truyền thông rằng không có bất kỳ vấn đề gì ảnh hướng đến an toàn bay. "Đội ngũ bảo an sẽ điều tra vụ việc này. Đường bay mà hãng hàng không cung cấp cho thấy máy bay đúng là đang bay đến Malaysia, chỉ có điều đường bay này có hơi khác so với đường bay mà phi công nghĩ đến."

Peter Clark, một chuyên gia hàng không ở New Zealand cho biết trong trường hợp thời tiết xấu, máy bay thường bay vòng xuống phía nam. "Người phi công này có lẽ không quen bay về hướng nam xa đến vậy. Anh ấy đã làm rất tốt công việc của mình, nhận thấy sự khác thường và hỏi lại tổng đài thay vì cứ nhắm mắt bay đi để rồi kết thúc ở đâu đó tận ngoài Nam Đại Dương."

Hai tai nạn thảm khốc từng xảy ra với máy bay và hành khách của hãng hàng không Malaysia Airlines, lấy đi sinh mạng của gần 600 người. Trong tháng 3, máy bay mang số hiệu MH370 đột ngột biến mất khi đang bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh. Tháng 7, một máy bay của hãng bị tên lửa bắn rơi khi bay qua vùng chiến sự ở Ukraine.
Nguồn: dantri

Mỹ thừa nhận Nga can thiệp hiệu quả và ít tốn kém tại Syria


Sau 3 tháng Nga điều lực lượng tới Syria tiến hành các chiến dịch chống khủng bố, giới chức Mỹ cũng như các nhà phân tích quân sự thừa nhận Mátxcơva đang đạt được các mục tiêu đề ra với chi phí thấp, và có thể duy trì chiến dịch thêm nhiều năm.


Những đánh giá trên được đưa ra bất chấp những tuyên bố công khai của Tổng thống Mỹ Obama và giới chức Washington rằng, Nga triển khai chiến dịch với mục đích chủ yếu là hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad và sẽ gặp khó khăn về chi phí. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thậm chí từng tuyên bố sự can thiệp của Nga “chắc chắn sẽ thất bại”.
Chiến đấu cơ Su-30SM của Nga hạ cánh tại một căn cứ không quân gần Latakia, Syria. (Ảnh: AFP)

“Tôi cho rằng không có gì để bàn cãi việc chính quyền Assad, với sự hỗ trợ quân sự của Nga, có thể đang trong trạng thái tốt hơn trước”, một quan chức cấp cao giấu tên trong chính phủ Mỹ khẳng định. Ngoài người này còn có 5 quan chức khác được hãng tin Reuters phỏng vấn có cùng quan điểm rằng chiến dịch của Nga đến nay là thành công nhất trong khi có mức chi phí khá thấp.

Dù vậy, giới chức Mỹ cũng nhấn mạnh rằng, Tổng thống Putin có thể phải đối diện với vấn đề nghiêm trọng nếu sự can thiệp của Nga vào Syria tiếp tục kéo dài.

Trên thực tế, kể từ khi các cuộc không kích diễn ra hôm 30/9, các lực lượng Nga chỉ chịu thương vong ở mức tối thiểu. Và bất chấp những khó khăn tài chính trong nước, chi phí cho chiến dịch tại Syria hoàn toàn trong tầm kiểm soát, với con số ước tính của các nhà phân tích vào khoảng 1-2 tỷ USD/năm. Ngân sách quốc phòng thường niên của Nga lên tới 54 tỷ USD, một quan chức tình báo Mỹ cho biết.

Việc giá dầu sụt giảm đang ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế Nga nói chung, nhưng đồng thời cũng giúp giảm chi phí chiến dịch quân sự của Nga, do chi phí nhiên liệu cho máy bay và tàu chiến ở mức thấp. Đồng thời, cuộc chiến cũng giúp Nga giải phóng kho bom thông thường, được cất trữ từ thời Liên Xô cũ.

Tổng thống Putin từng tuyên bố mục tiêu chiến dịch quân sự của Nga đó là giúp củng cố chính quyền Assad, và giúp họ chống lại các nhóm khủng bố. Đến nay Syria cùng các đối tác Iran đã giành được một số thắng lợi quan trọng để giành lại lãnh thổ.

Sự can thiệp của Nga cũng chặn đứng đà tấn công của phe đối lập Syria, giúp lực lượng thân Assad thực hiện các cuộc phản công. Trước khi Nga nhập cuộc, giới chức Mỹ và phương Tây từng nhận định chính phủ của ông Assad có vẻ ngày càng bị đe dọa.
Chính quyền Tổng thống Syria Assad đang được Nga hỗ trợ mạnh mẽ, hiệu quả (Ảnh: Kremlin.ru)

Thay vì đẩy lùi phe đối lập, Nga có thể đang hài lòng với việc bảo vệ sự kiểm soát của chính quyền Assad với những khu vực tập trung đông dân cư then chốt, bao gồm những địa bàn có người thiểu số Alawite chiếm đa số, vị quan chức tình báo Mỹ nhận định.

Nga cũng đang tranh thủ chiến dịch tại Syria để thử nghiệm các vũ khí mới trong điều kiện thực chiến, và tích hợp chúng vào các chiến thuật của mình. Họ cũng đang nâng cao hiệu quả hoạt động của các máy bay không người lái do thám không vũ trang, vị quan chức Mỹ cho biết. “Nga không hề bước vào cuộc chiến một cách mù quáng, và họ đang thu được những lợi ích từ chi phí bỏ ra”.

Giành lợi thế ngoại giao

Sự can thiệp của Nga dường như cũng đã giúp họ giành lợi thế trên bàn đàm phán. Trong những tuần gần đây, Washington đã đối thoại nhiều hơn với Mátxcơva để tìm một giải pháp cho cuộc chiến, trong khi tạm gác yêu cầu ông Assad phải ra đi ngay lập tức để mở đường cho quá trình chuyển tiếp chính trị.

Ông Obama hôm 2/10 từng cho rằng Mátxcơva đang bị cuốn vào một cuộc phiêu lưu ở nước ngoài và sẽ bị cạn kiệt nguồn lực cũng như khiến quân đội sa lầy. “Nỗ lực của Nga và Iran nhằm vực dậy chính quyền Assad và làm yên lòng dân chúng sẽ chỉ khiến họ bị mắc kẹt trong vũng lầy và không hiệu quả”.

Mới đây hơn, hôm 1/12, người đứng đầu Nhà Trắng cũng tuyên bố Nga đang “bị sa lầy trong một cuộc nội chiến phe phái và gây tê liệt”.

Giới chức Mỹ đến nay chưa từng cho biết họ định nghĩa sự “sa lầy” của Nga tại Syria là thế nào. Nhưng ông Obama từng đề cập đến hậu quả lớn khi Liên Xô cũ điều quân vào Afghanistan năm 1979 và đóng tại đây suốt 10 năm.

Dù vậy, theo chính đánh giá của Washington, quân đội Nga hiện diện không nhiều tại Syria. Sự có mặt của họ chỉ bao gồm một cơ sở hải quân đã có từ lâu tại thành phố Tartus, một căn cứ không quân lớn gần thành phố cảng Latakia, và một căn cứ khác đang được mở rộng gần tỉnh Homs. Ngoài ra còn có một số điểm đóng quân nhỏ hơn.

Ước tính có khoảng 5000 binh sỹ và nhân viên quân sự Nga tại Syria, bao gồm các phi công, nhân viên kỹ thuật mặt đất, tình báo, các đơn vị an ninh bảo vệ căn cứ và các cố vấn cho lực lượng chính phủ Syria.

Thương vong của Nga tại Syria đến nay rất nhỏ, với con số chính thức chỉ có 3 binh sỹ tử trận. Ước tính của Mỹ cho rằng Nga có thể đã mất 30 người, nhưng ngay cả con số này cũng là rất thấp.

Vasily Kashin, một nhà phân tích của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ tại Mátxcơva, cho biết cuộc chiến Syria không gây ra áp lực tài chính nào cho Nga.

“Toàn bộ dữ liệu hiện có cho thấy mức độ hoạt động quân sự hiện tại hoàn toàn không đáng kể so với tình hình kinh tế và ngân sách Nga”, Kashin nói. “Chiến dịch có thể tiếp tục ở cường độ hiện tại từ năm này qua năm khác”.
Nguồn: dantri

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Bị IS rình rập, Indonesia ra đòn đánh phủ đầu


An ninh Indonesia đang tiến hành chiến dịch truy lùng trên hòn đảo hẻo lánh Sulawesi, để tìm kiếm nghi phạm bị truy nã gắt gao nhất, đồng thời đánh phủ đầu những phần tử trung thành với IS.




Lực lượng chống khủng bố Indonesia trong đợt truy quét nghi phạm khủng bố tại Poso, Trung Sulawesi hôm 20/8. Ảnh: Tempo


Theo Reuters, Santoso, kẻ cầm đầu nhóm phiến quân, và là người Indonesia đầu tiên công khai tuyên bố trung thành với nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), đã lẩn trốn các cuộc truy quét suốt nhiều năm qua. Tên này được cho thời hạn tới ngày 9/1 để ra đầu thú với chính phủ.

Tuy nhiên, trong khi các đơn vị quân đội lùng sục khu rừng phía nam đường xích đạo, những hồi chuông báo động đang vang lên ngay tại thủ đô Jakarta.

Các cuộc bố ráp của lực lượng an ninh khắp đảo Java tuần trước đã bắt được một số phần tử ủng hộ IS, đồng thời phá vỡ âm mưu thực hiện một loạt vụ tấn công. Cảnh sát cho biết những người bị bắt chỉ là những phần tử thừa hành cấp thấp, trong khi những kẻ cầm đầu đã cao chạy xa bay. Chính những tên này từng lên kế hoạch tấn công lãnh đạo chính phủ, các quan chức và tòa nhà cơ quan công quyền.

"Nhà nước Hồi giáo phương xa"

Sidney Jones, một chuyên gia về phiến quân Hồi giáo tại Viện Phân tích Chính sách Xung đột ở Jakarta, cho biết nguy cơ xảy ra một vụ tấn công của IS tại Indonesia tương tự như vụ thảm sát tại Paris là rất nhỏ. Dù vậy, mối đe dọa vẫn đang lớn dần lên.

"Trong khi cảnh sát và quân đội tập trung vào phần tử khủng bố bị truy nã gắt gao nhất Indonesia, tại vùng đồi núi Trung Sulawesi, IS đã thành công trong việc tạo dựng một mạng lưới những kẻ ủng hộ tại ngoại ô Jakarta", bà Jones viết trong một bình luận hồi tháng trước.
Santoso trong một đoạn video được đăng tải trên mạng. Ảnh: Straits Times

Bà cho rằng những phiến quân ngay trên đất Indonesia những năm qua chủ yếu tấn công vào cảnh sát, nhưng giờ họ có thể chuyển trọng tâm sang tấn công người phương Tây và dân thường địa phương.

Bộ trưởng Tư pháp Australia George Brandis, người có chuyến công du Jakarta tuần này để tăng cường hợp tác an ninh, tiết lộ với báo giới Australia rằng, ông "không chút nghi ngờ" việc IS đang tìm cách hình thành một "Nhà nước Hồi giáo phương xa" tại Indonesia.

Indonesia là điểm thu hút nhiều du khách Australia thứ hai trong giai đoạn 2014 - 2015, số liệu chính thức cho biết. Tổng cộng đã có 1,12 triệu lượt khách tới đây, chủ yếu tập trung về các khu nghỉ dưỡng trên đảo Bali.

Vụ đánh bom hai hộp đêm tại Bali khiến 202 người, gồm hầu hết là du khách, thiệt mạng là một trong số nhiều vụ tấn công Indonesia hứng chịu trong những năm 2000. Kể từ đó đến nay, cảnh sát đã đạt được thành công lớn trong việc lật tẩy và phá vỡ các cơ sở của phiến quân, nhưng họ đang lo ngại ảnh hưởng của IS có thể khiến những vụ bạo lực do các phần tử jihad tiến hành quay trở lại.

Các quan chức tin rằng có hơn 1000 người ủng hộ IS tại Indonesia. Ước tính có từ 100 - 300 người đã trở về từ Syria, mặc dù con số này bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.

Chính phủ Indonesia e ngại rằng, Santoso - kẻ từng điều hành các trại huấn luyện từ những ngọn đồi rậm rạp tại thị trấn Poso - có thể trở thành một kẻ thu hút những chiến binh trở lại Indonesia.

Chuyên gia Jones cho biết, Santoso đã gây dựng được tiếng tăm quốc tế trong hàng ngũ IS, với đầu mối liên lạc nằm trong những nhóm chiến binh tại Syria.

"Đây là một trong những ưu tiên của chúng tôi, bởi có nhiều mạng lưới trong các vùng khác liên quan đến Santoso", phát ngôn viên cảnh sát quốc gia Agus Rianto nói. Ông Rianto cho biết thêm rằng cơ quan chức năng có thể vây bắt tên này do họ biết được khu vực Santoso ẩn náu.

Idham Azis, cảnh sát trưởng tỉnh Trung Sulawesi chia sẻ rằng, Santoso, kẻ từng là người bán đồ làm bếp trước khi trở thành phiến quân jihad, có người ủng hộ ở khắp Indonesia, nhưng tập trung nhiều nhất tại vùng Poso.

"Người Hồi giáo nên được bảo vệ theo mọi cách có thể, cho dù phải dùng vũ lực", Adnan Arsal, lãnh đạo một trường Hồi giáo tuyên bố tại bìa khu rừng Santoso được tin là từng lẩn trốn.

Hành trình cực đoan hóa

Hành trình trở thành phiến quân của Santoso xuất phát từ những xung đột tôn giáo khắp Indonesia, sau khi cố tổng thống Suharto rời ghế năm 1998. Poso, một khu vực có nhà thờ Thiên Chúa đan xen với những ngôi đền Hindu, là nơi chứng kiến những vụ tấn công đẫm máu nhất.

Một người bạn của Santoso có tên Mohammad Guntur tiết lộ, Santoso đã chứng kiến cha mẹ và họ hàng bị sát hại trong các cuộc xung đột ở địa phương. "Một trong những anh em họ của ông ta bị đối xử như thú vật", Mohammad Guntur nói.

Trong những năm sau đó, Santoso đã liên hệ với các mạng lưới phiến quân, tiến hành nhiều vụ tấn công, trong đó có loạt vụ đánh bom Bali năm 2002.

Vợ của Santoso là Suwarni cho biết anh ta bỏ đi từ ba năm trước. "Điều cuối cùng tôi còn nhớ là anh ấy nói sẽ chăm sóc lũ trẻ, đưa chúng đến trường, đảm bảo rằng chúng cầu nguyện và đọc kinh Koran cùng chúng", Suwarni, 34 tuổi, đang nuôi ba đứa con, kể.

Với quyết tâm bắt giữ Santoso, Tổng thống Joko Widodo hồi tháng ba phê chuẩn chiến dịch chống khủng bố lớn đầu tiên sau vụ đánh bom hai khách sạn tại Jakarta năm 2009. Một cuộc truy quét của binh sĩ, cùng tàu chiến và chiến đấu cơ đã khiến lực lượng của Santoso suy yếu, nhưng cuối cùng tên này vẫn trốn thoát và được tin là vẫn còn 30 - 40 tay chân dưới trướng. Tên này tự cho mình là chỉ huy đội quân IS tại Indonesia.

Dù vậy, các chuyên gia an ninh tin rằng mối đe dọa lớn nhất đến từ sự ủng hộ ngày một lớn cho IS, không chỉ tại vùng rừng núi Sulawesi.

"Suy nghĩ rằng Indonesia có thể bị chiếm đóng bởi IS là nực cười", giáo sư chiến lược học Hugh White, đến từ Đại học Quốc gia Australia, nói. "Nhưng khả năng IS có thể thực hiện các chiến dịch khủng bố tại Indonesia nhằm gây bất ổn là hoàn toàn có cơ sở".
Nguồn: vnexpress

Vũ Văn Tiến khóc trong lần đầu gặp mẹ sau thảm sát


Gặp mẹ sau hơn 5 tháng bị bắt, Tiến liên tục nức nở, tặng con heo làm bằng dây thun có chữ "gia đình vui vẻ" và dặn bà kho cá khô mặn gửi cho mình.


Bà Thi vừa được gặp con trai út Vũ Văn Tiến - đồng phạm với Nguyễn Hải Dương thảm sát 6 người ở Bình Phước - trong trại giam. Đây là buổi tiếp xúc đầu tiên của hai mẹ con từ khi Tiến bị bắt, hôm 10/7.

Bà kể, Tiến khỏe mạnh, tỏ ra hạnh phúc khi được gặp mẹ nhưng khóc liên tục. "Tui nói con đừng khóc mẹ đau lòng lắm. Con hãy mạnh mẽ lên để mẹ có sức mạnh về lo cho con nữa, chứ thấy con vậy mẹ tan nát cõi lòng", bà Thi nói.
Vũ Văn Tiến khóc trong phiên xử lưu động hôm 17/12. Ảnh: Phước Tuấn

Trong một giờ trò chuyện, Tiến khuyên mẹ giữ sức khỏe bởi đường lên Bình Phước xa xôi, cực khổ, đi lại tốn kém. "Nó muốn ăn cá khô bởi lúc ở nhà cực khổ tôi cũng chỉ làm món này cho nó ăn. Tôi hỏi sao không đòi ăn món ngon nào khác, nó bảo cá khô đỡ tốn tiền, ăn được lâu nữa. Tôi khóc, nó cũng khóc. Tôi nhớ nó lắm, không thấy nó tôi ăn cơm không nổi", bà Thi quẹt nước mắt.

Người bị án tử hình vì tham gia thảm sát cùng Nguyễn Hải Dương cũng khoe với mẹ đã làm đơn kháng án gửi lên tòa cấp trên. "Nghe nó nói thế tôi mừng run. Tui động viên, kêu con ở trong trại cố gắng nhưng nó lắc đầu, khóc, nói chả ai cứu nó được", bà Thi nói.

Kể về những ngày bị giam giữ, Tiến nói đã kết thân với một bạn tù ở phòng bên, thường xuyên đánh cờ tướng cho đến mệt rồi lăn ra ngủ. Nhờ thế mà cậu ta thấy thời gian qua nhanh hơn, bớt suy nghĩ nặng nề. Tiến cũng được bạn tù dạy cách thắt các con vật, đồ dùng bằng dây thun.

"Nó mới học nhưng thắt đẹp lắm. Nó gửi các chú công an đưa tôi con heo do chính nó thắt có chữ 'gia đình vui vẻ'. Tôi rớt nước mắt khi nhận quà của con", bà Thi kể.

Hôm Tiến bị xét xử lưu động, bà và con gái mặc áo trùm đầu, đeo khẩu trang kín mít lẫn trong hàng nghìn người dự khán. Khi thấy con được dẫn từ xe tù ra, bà khóc rất nhiều vì Tiến bị người nhà nạn nhân chửi rủa, đám đông dè bỉu.

Cứ thế, suốt 12 tiếng diễn ra phiên tòa, bà không bỏ sót bất cứ lời khai, thái độ nào của con. Đến khi nghe tòa tuyên tử hình Tiến, người mẹ ngã quỵ.
Con heo Tiến tự làm trong trại giam gửi tặng mẹ. Ảnh: Duy Trần

Theo cáo trạng, Dương mang lòng hận thù với gia đình ông Mỹ - đại gia ngành gỗ ở Bình Phước. Do bị ngăn cấm tình cảm với Lê Thị Ánh Linh (con gái ông Mỹ), hắn nảy sinh ý định giết cả nhà ông này để cướp tài sản. Dương rủ Thoại tham gia rồi chuẩn bị hung khí. Sau chuyến đi bất thành vào rạng sáng 5/7, Thoại từ chối nhưng vẫn mua dao cho Dương.

Dương sau đó lôi kéo Tiến hỗ trợ mình nhưng nói dối là đến đòi vợ chồng ông Mỹ 900 triệu đồng đã góp vốn làm ăn từ hồi còn là người yêu của Linh. Hắn hứa sẽ chia cho Tiến một phần. Rạng sáng 7/7, cả hai đột nhập biệt thự lần lượt sát hại 6 người, cướp điện thoại, iPad, laptop, tiền... trị giá khoảng 50 triệu đồng. Riêng bé Na (18 tháng tuổi, con út ông Mỹ) Dương dỗ ngủ ngon trước khi bỏ trốn.

Bốn ngày sau, Dương và Tiến bị bắt. Sau một tháng điều tra, từ lời khai của Dương, cảnh sát bắt thêm Thoại. Với hành vi này, cả 3 bị truy tố về hai tội danh Giết người và Cướp tài sản ở khung hình phạt cao nhất là tử hình.

Hôm 17/12, TAND tỉnh Bình Phước đã đưa ra xét xử lưu động, tuyên phạt Nguyễn Hải Dương, Vũ Văn Tiến mức án tử hình; Trần Đình Thoại 16 năm tù. Sau đó, Tiến và Thoại có đơn xin kháng cáo, riêng chủ mưu Dương chưa làm đơn.
Nguồn: vnexpress

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Choáng với con cá mú "siêu bự" mới bắt được ở Đà Nẵng


Mới đây, những ngư dân tại phường Xuân Hà, Thanh Khê (TP Đà Nẵng) đang xôn xao về chuyện lạ của anh Lê Văn Cam bắt được một con cá mú "siêu bự" nặng đến 70kg.


Sáng 18/12, ngư dân Lê Văn Cam (55 tuổi, trú phường Xuân Hà, Thanh Khê, TP Đà Nẵng) thả lưới bắt cá ven bờ kè dọc biển Nguyễn Tất Thành. Khi thu lưới về, ông Cam bất ngờ khi phát hiện một chuyện lạ là con cá mú lớn đang mắc lưới.

Choáng với con cá mú "siêu bự" mới bắt được ở Đà Nẵng

Ông Cam phải huy động 4 người mới có thể khiêng cá lên bờ, sau đó cân được 70 kg. Nhiều người hiếu kỳ đã vây kín xem con cá lớn như mộtchuyện lạ Việt Nam này. Sau đó thương lái mua cá với giá 10 triệu đồng.

Con cá mú siêu bự có giá 10 triệu đồng.

Theo ông Cam, loài này ngư dân gọi là mú thùng, hoặc mú đất. Trước đây ông từng bắt được con cá lớn đến 90 kg nhưng ở ngoài khơi xa. Đây là lần đầu tiên ngư dân Đà Nẵng bắt được cá mú "khủng" ở ven bờ.
Nguồn: wn.com.vn

Nga yêu cầu Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ giữ lời hứa “từ chức”


Bộ Ngoại giao Nga ngày 24/12 tuyên bố đã có bằng chứng chứng minh việc Thổ Nhĩ Kỳ dính líu đến nạn dầu lậu với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và giờ là lúc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan giữ lời hứa từ chức.



Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhắc Tổng thống Erdogan thực hiện lời hứa từ chức (Ảnh: Sputnik)

Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 24/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh các thông tin tình báo của Nga về sự dính líu của Ankara vào nạn dầu lậu nay đã được chứng minh bằng các báo cáo độc lập, trong đó có nhật báo Đan MạchKlassenkampen và giờ là lúc Tổng thống Erdogan thực hiện lời hứa.

“Tờ Klassenkampen của Đan Mạch gần đây đã đăng một báo cáo của công ty tư vấn Rystad Energy về sự can dự của Thổ Nhĩ Kỳ vào nạn dầu lậu. Tôi muốn nhắc các bạn rằng cách đây không lâu Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có tuyên bố sẽ sẵn sàng từ chức nếu các cáo buộc về sự can dự của Ankara vào nạn buôn dầu lậu với các nhóm khủng bố được chứng minh”, phát ngôn viên Zakharova nêu rõ.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga cũng cho biết thêm Moscow đang thực hiện tất cả các giải pháp để chặn đứng các tuyến đường vận chuyển dầu lậu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Nga cũng hy vọng rằng các nước khác cũng tham gia hợp tác với Nga để thực hiện mục tiêu trên.

Tổng thống Erdogan trong hội nghị về biến đổi khí hậu tại Paris vào tháng trước có tuyên bố với báo giới rằng ông sẽ từ chức nếu Nga có thể đưa ra các bằng chứng chứng minh cho chuyện Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cho việc buôn dầu lậu với IS.

Tuy nhiên, thời điểm đó lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ các cáo buộc trên của Moscow, gọi đây là những cáo buộc kỳ cục và vô căn cứ.

Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đã xấu đi nhanh chóng sau khi tiêm kích của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay quân sự của Nga, Su-24, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria vào ngày 24/11, khiến một phi công tử nạn.
Nguồn: dantri

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Nông dân mổ lợn phát hiện quả trứng lạ giá gần 2 tỷ đồng


Một nông dân tại Trung Quốc trong khi mổ thịt lợn vào dịp cuối năm đã vô tình phát hiện quả trứng lạ trong ruột lợn, được cho là Trư Sa, một loại dược liệu quý hiếm trong y học cổ truyền.


Cục tròn giống quả trứng được anh Lý tìm thấy trong ruột lợn.

Ngày 10/12, để phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới, gia đình anh Lý Kim Diễm, sống tại thôn Thổ Môn, huyện Giáp Giang, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã quyết định mổ thịt con lợn nuôi vừa đầy năm, nặng gần tạ rưỡi và một con dê. Đây cũng là truyền thống của người dân nông thôn Trung Quốc từ bao đời nay vào mỗi dịp cuối năm.


Đã bao nhiêu năm nuôi lợn và bản thân anh Lý khi còn trẻ cũng từng làm trong lò mổ nhưng năm nay anh gặp một chuyện rất lạ. Trong lúc rửa ruột lợn, anh Lý phát hiện thấy một cục tròn hình dạng như quả trứng lớn, nặng khoảng 100 gram.

Vì không hiểu nó là vật gì, anh Lý để nó vào tủ lạnh. Hai ngày sau, anh lấy nó ra ngắm nghía và dùng dao cẩn thận bổ đôi xem thực hư. Thật bất ngờ, bên trong cục tròn này không phải là thịt hay mỡ mà là nhân màu vàng xanh chẳng khác gì lòng đỏ trứng vịt muối. Hơn nữa mùi của nó cũng rất nặng giống như là ngâm thuốc bắc lâu ngày.
Cục tròn có nhân như lòng đỏ trứng muối.

Sau khi phát hiện chuyện từ khi “cha sinh mẹ đẻ” chưa từng thấy, anh Lý liền lên mạng tra cứu thông tin. Sau đó anh chụp ảnh “quái trứng” gửi đến các trang web bán hàng tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân…

Cộng đồng mạng đều cho rằng đây là “Trư Sa” trong dân gian, khen anh may mắn. Có ít nhất 6 người đã liên hệ với anh để hỏi mua “quái trứng”, trong đó một khách hàng trả 500 nghìn nhân dân tệ (hơn 1,7 tỉ đồng) và sẽ đến tận nhà lấy.

Tuy nhiên, anh Lý vẫn giữ thái độ bình thản: “Tôi phải tìm hiểu rõ xem rút cục nó là vật gì trước đã”. Tiếp đó anh Lý tìm đến bác sĩ thú y của huyện để nhờ ông xem, nhưng vị này cũng không thể hiểu nổi vì sao “quái trứng” lại có trong bụng con lợn.

Thật may mắn, giáo sư Đặng Tuấn Lương công tác tại Viện y học động vật thuộc Đại học Nông nghiệp Tứ Xuyên tình cờ xem bức ảnh về “quái trứng” của anh và nhận định nó đúng là Trư Sa.

Giáo sư Lương cho biết thêm, Trư Sa trong dân gian còn được gọi là Trư Bảo, được kết tụ trong cơ thể con lợn và trong cơ thể một số gia súc khác cũng có hiện tượng này như trâu, ngựa. Thời gian sinh trưởng càng dài thì hình dạng vật thể được kết tụ càng lớn.

Theo dân gian Trung quốc, Trư Sa là dược liệu cực kì quý hiếm, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đàm, an thần, trị mất ngủ, hôn mê, động kinh và nhiều lợi ích khác. Vì Trư Sa cần thời gian dài để kết tụ mà giai đoạn từ sinh trưởng cho đến lúc giết thịt của lợn lại ngắn nên Trư Sa rất hiếm gặp.

Những con lợn có Trư Sa thường trụi lông, ăn ít, thân nhiệt cao, cơ thể gầy gò, mắt đỏ, kêu to liên tục. Mặc dù trong các tài liệu y học cổ có ghi chép về Trư Sa nhưng y học Trung Quốc hiện đại vẫn chưa có nhận định nào về công dụng của nó.
Nguồn: tinhhoa.net

Các rủi ro và giải pháp cho châu Á trong xung đột với Trung Quốc (Kỳ 3)


Trong suốt nhiều năm, Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh “lợi ích cốt lõi” - thuật ngữ chỉ các vấn đề “không nhượng bộ” - là thống nhất Đài Loan với Trung Quốc đại lục.


Lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và an ninh không gian của Mỹ

Nhưng kể từ năm 2004, Trung Quốc đã dần dần mở rộng ra các vấn đề liệt kê trong danh sách lợi ích cốt lõi, bao gồm cả Tây Tạng. Từ năm 2010, một số quan chức chính sách đối ngoại của Trung Quốc, thậm chí bắt đầu gọi Biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc (?)

Gần đây nhất, trong bối cảnh cuộc thảo luận về Biển Đông và các vấn đề chủ quyền nhạy cảm khác, Đô đốc Jun Jianguo của Trung Quốc đã nói với Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Mỹ chỉ huy Thái Bình Dương (USPACOM) rằng: “Chúng tôi hy vọng phía Mỹ có thể quan tâm đúng mực đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, nghiêm chỉnh tôn trọng lợi ích cốt lõi của chúng tôi, tránh lời nói và hành động làm tổn hại quan hệ song phương và hạn chế các hoạt động gây hiểu lầm hoặc đánh giá sai”.


Hơn 100 tàu chiến Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông

Trung Quốc vẫn chưa chính thức tuyên bố Biển Đông là lợi ích cốt lõi nhưng rõ ràng họ đang xem xét khái niệm này. Làm như vậy tiềm ẩn một rủi ro là nếu xung đột phát sinh ở đó, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có khả năng phải rút lại một tuyên bố lợi ích cốt lõi và bị mất mặt.

Đây là bản chất của “lợi ích cốt lõi”. Chúng có vai trò như lời cảnh báo đối với kẻ thù, nhưng cũng tạo ra nghĩa vụ chiến đấu để bảo vệ lợi ích. Không bảo vệ được lợi ích đó sẽ khiến nước tuyên bố lợi ích bị mất mặt.

Ông Tập Cận Bình biết rằng tuyên bố lợi ích cốt lõi ở Biển Đông sẽ không còn đường lùi nào khác ngoài việc phải chiến đấu. Đường chữ U bao gồm các tuyên bố chống lại đồng minh thân cận của Mỹ và sẽ củng cố cho Trung Quốc sức mạnh trên biển nhưng lại ảnh hưởng nguy hại đến Mỹ và các đồng minh. Với những yêu sách có tổng bằng không như thế này, chắc chắn nếu làm quá căng sẽ có xung đột.

Để ngăn cản Mỹ có hành động quyết liệt đối với các yêu sách của mình, Trung Quốc cần cả củ cà rốt và cây gậy. Củ cà rốt thì nhiều người đã biết, trong đó có thể kể đến khoản nợ 1,2 nghìn tỉ USD của Mỹ mà Trung Quốc đang nắm trong tay và 590 tỉ USD kim ngạch thương mại Mỹ - Trung hàng năm.

Cây gậy khó phỏng đoán hơn

Kho vũ khí thông thường và hạt nhân của Trung Quốc nhỏ hơn so với Mỹ và việc sử dụng chúng có thể dẫn đến trả đũa mạnh tay. Ít đáng kể hơn là các vấn đề liên quan đến an ninh mạng có thể gây ra cho Mỹ thông qua cái gọi là giao dịch ảo xâm nhập chiếm quyền quản lý máy tính.

Tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp lượng lớn dữ liệu thương mại, công nghệ và quân sự của Mỹ, trong đó tính riêng năm 2015 có dữ liệu các nhân của 22,1 triệu ứng viên an ninh mạng. Mỹ tiếp tục đe dọa trừng phạt kinh tế đối với các dữ liệu thương mại và công nghệ bị đánh cắp, nhưng cho đến nay chỉ phản ứng một cách yếu ớt trước các hoạt động do thám phi thương mại của Trung Quốc.

Trung Quốc có thể dùng lời hứa giảm hoạt động không gian mạng nhằm vào Mỹ để đổi lại lập trường mềm mỏng của Mỹ về lợi ích cốt lõi ở cấp thấp hơn của Trung Quốc như Biển Đông.

Mối quan tâm chính của Tổng thống Obama tại Vườn Hồng ngày 25-9, bất chấp các hành động khiêu khích quân sự của Trung Quốc, tập trung vào hoạt động đánh cắp dữ liệu thương mại trong không gian mạng mà hai nhà lãnh đạo trước đó có thỏa thuận.

Tổng thống Obama nói: “Tôi một lần nữa nêu ra mối quan tâm sâu sắc của chúng tôi về các mối đe dọa an ninh mạng ngày một lớn đối với các công ty Mỹ và công dân Mỹ. Tôi thấy rằng cần phải chặn đứng hành động đó. Chính phủ Mỹ không tham gia vào các hoạt động gián điệp kinh tế trên mạng cho lợi ích thương mại”.

Mặc dù Tổng thống Obama cho biết đã đạt được thỏa thuận với Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm loại bỏ đánh cắp dữ liệu thương mại, ông cũng chỉ ra rằng có rất nhiều điều vẫn cần được giải quyết, trong đó chắc chắn phải bao gồm những nỗ lực gây áp lực yêu cầu Trung Quốc ngừng hành động khiêu khích trên mạng đối với các tài sản an ninh quốc gia của Mỹ, bao gồm cả công nghệ quân sự.

Chủ nghĩa dân tộc

Một trong những nguyên nhân cơ bản đằng sau hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc là một chủ nghĩa dân tộc đang hồi sinh nhờ sự kích động của chính phủ, ít nhất là phần nào đó nhằm để duy trì sự ổn định trong nước.

Trong câu chuyện thường phổ biến hiện nay ở Trung Quốc, họ là nạn nhân bị bóc lột và đầy đọa bởi các đế quốc thực dân và Nhật Bản trong các thế kỷ XIX và XX. Nữ hoàng Victoria trong thế kỷ 19 được tô vẽ như một bà trùm ma túy trong thời gian chiến tranh nha phiến, và người Nhật thì tàn bạo không tả xiết khi xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc từ năm 1937-1945 (?)

Tuy nhiên, các nhà sử học Trung Quốc đồng thời làm trong sạch về những tội lỗi của Trung Quốc, trong đó có tới 45 triệu người bị giết và bỏ đói trong công cuộc “Đại nhảy vọt” của Mao Trạch Đông về tập thể hóa công nghệ và nông nghiệp từ năm 1958-1962.

Để gây dựng tình cảm dân tộc, các quan chức Trung Quốc yêu cầu giới sử gia trong nước phải làm sạch lịch sử nước mình, phỉ báng nước ngoài và do đó tưởng tượng ra một quá trình trong sạch xây dựng nhà nước Cộng sản Trung Quốc.

Chủ nghĩa xét lại theo tinh thần dân tộc cực đoan của Trung Quốcđược quy định bởi luật, được tài trợ bởi chính phủ, kiểm soát bởi các nhà kiểm duyệt và rõ ràng thông qua tất cả các tầng bậc của xã hội Trung Quốc, từ phát biểu chính thức của chính phủ đến các blogger.

Tăng cường chủ nghĩa dân tộc, mà thực tế nhằm củng cố sự ổn định trong nước, cũng có mặt trái là khiến cho Trung Quốc trở nên hung hăn hơn trong việc bành trướng lãnh thổ của mình.

Sự cần thiết phải duy trì ổn định trong nước chi phối các câu chuyện tuyên truyền về kẻ thù bên ngoài, khiến các nhà tuyên giáo phải tìm kiếm hoặc thậm chí sáng tạo ra những câu chuyện lãnh thổ bị đánh cắp từ các chi tiết vụn vặt của lịch sử, bao gồm cả việc truyền cảm xúc cho bản đồ đường chữ U vô nghĩa và yêu sách đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Bình luận của ông Tập Cận Bình về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa tại Nhà Trắng ngày 25-9 rằng “quần đảo ở Biển Đông từ thời xa xưa và lãnh thổ của Trung Quốc”, là ví dụ mới nhất của chủ nghĩa xét lại dân tộc và tô vẽ lịch sử.

Chủ nghĩa dị biệt

Trung Quốc sử dụng câu chuyện lịch sử có chọn lọc và định kiến để củng cố quyền lực không chỉ ở trong nước, mà còn cả với các đối tượng quốc tế như nhóm “G77+ Trung Quốc”. Cái tên mới này, đúng như tưởng tượng, là theo nguyện vọng của Trung Quốc. Bản gốc G77 thực sự đã bao gồm Trung Quốc là một trong số 77 thành viên đó, nhưng Trung Quốc muốn đứng riêng ra ngoài.

Trung Quốc tự coi mình là đặc biệt và ngoại lệ. Là một cường quốc kinh tế đang lên, Trung Quốc muốn phần còn lại của thế giới chấp nhận và các cường quốc phương Tây cũng như các tổ chức quốc tế nhường lại sự hiện diện và ảnh hưởng của mình ở châu Á, dọn đường cho Trung Quốc mở rộng vùng ảnh hưởng.

Trung Quốc đang tìm cách biến đổi hệ thống quốc tế, như thể hiện trong bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình “Trung Quốc là người tạo dựng, đóng góp, phát triển, thành viên tham gia và cũng người hưởng lợi của hệ thống quốc tế hiện nay. Chúng tôi sẵn sàng với tất cả các nước khác bảo vệ vững chắc thành quả chiến thắng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và hệ thống quốc tế hiện tại đồng thời thúc đẩy một hướng đi công bằng và bình đẳng hơn”.

Trung Quốc đang tìm cách thay thế hệ thống quốc tế bằng một thỏa thuận không chính thức và không ràng buộc pháp lý giữa các cường quốc trên thế giới.

Ông muốn thay thế Ngân hàng Thế giới bằng Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc kiểm soát và Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển bằng các cuộc đàm phán song phương giữa Trung Quốc và các quốc gia yêu sách.

Giải pháp

Chúng tôi sử dụng Khuôn khổ hòa bình và an ninh Thái Bình Dương của Diễn đàn Boston toàn cầu để thử định hình giải pháp cho tranh chấp Biển Đông, đảm bảo đa chiều, phù hợp với tính chất nghiêm trọng và phức tạp của cuộc xung đột.

Mỗi quốc gia sẽ có cách tiếp cận khác nhau hoặc nhiều cách tiếp cận đồng thời cho từng vấn đề tranh chấp. Từng nước phải lựa chọn giữa chiến lược hợp tác, thích ứng hoặc xung đột cho từng vấn đề nhỏ, như quyền thăm dò dầu khí, quyền đánh bắt cá, tự do hàng hải, quyền lãnh thổ đối với các đảo nhân tạo, và quyền chủ quyền trên các vùng đặc quyền kinh tế, vùng đặc quyền kinh tế chồng chéo và đường chữ U.

Các nước sẽ được kêu gọi đứng về phía bên nào đó trong tranh chấp. Họ sẽ quyết định nên tiếp cận vấn đề từ quan điểm luật pháp quốc tế, hay chỉ đơn thuần từ lợi ích quốc gia hay lợi ích liên minh mà bất chấp luật pháp quốc tế, xung đột nào đó có thể được hiểu là một mạng lưới trong đó mỗi quốc gia liên quan với nhau trên nhiều vấn đề và mỗi quốc gia được kết nối với tất cả các quốc gia thông qua đàm phán để tìm kiếm sự ủng hộ từ các đồng minh cho các vấn đề của mình.

Luật pháp quốc tế

Khó có thể hình dung ra một giải pháp chung cho tranh chấp ở Biển Đông mà không áp dụng pháp luật quốc tế có liên quan. Với luật pháp quốc tế, mạng lưới phức tạp các quốc gia, các vấn đề và các liên minh trên được thay thế bằng một hệ thống dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó hành vi đúng mực được cổ vũ.

Không áp dụng luật pháp quốc tế ở Biển Đông sẽ chẳng khác nào quay trở lại với cuộc “chiến tranh của tất cả chống lại tất cả” như Hobbes chỉ ra, kể cả trạng thái mà chúng ta gọi ngày nay là chiến tranh lạnh. Trên thực tế, cuộc chiến tranh lạnh Hobbes chính là tình hình hiện nay ở Biển Đông.

Trong trường hợp Biển Đông, luật pháp quốc tế liên quan được ghi nhận là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), có chữ ký của Trung Quốc và các nước yêu sách tiếp giáp Biển Đông. UNCLOS bao gồm một hệ thống chi tiết các tuyên bố dựa trên đất liền như vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm và lãnh hải 12 dặm.

Điều đáng buồn là, Thượng viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn UNCLOS, và Trung Quốc cũng tìm thấy những lỗ hổng và ngoại lệ trong UNCLOS và đang cố gắng khai thác để né tránh vụ kiện của Philippines tại Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague.

Trung Quốc tuyên bố UNCLOS không áp dụng trong trường hợp này, căn cứ tuyên bố bằng văn bản của Trung Quốc ký phê chuẩn của UNCLOS ngày 7-6-1996.

Tuyên bố phê chuẩn UNCLOS của Trung Quốc đề cập đến: 1) Luật ban hành ngày 25-2-1992 của Trung Quốc tuyên bố yêu sách về Biển Đông, cũng như 2) một ngoại lệ đối với việc giải quyết tranh chấp bắt buộc tại Điều 298 của UNCLOS.

Trung Quốc mở rộng thêm những yêu sách này vào năm 2009 qua cái gọi là bản đồ đường 9 đoạn trong Công hàm gửi tới tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc. Mỹ không công nhận tất cả những tuyên bố này, cả bằng văn bản và thông qua Chương trình Tự do Hàng hải (FONOPS), và khẳng định hiệu lực của UNCLOS.
Nguồn: dantri

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Chủ nhà hốt hoảng vì rết khổng lồ trong phòng tắm


Con rết 12 đốt, dài 21 cm nằm cuộn tròn trong cống thoát nước.


Tối 12/12, trong lúc lau dọn nhà tắm thấy lỗ thoát nước bị nghẽn, tôi lấy tay nhặt rác thì giật bắn người vì phát hiện con rết khổng lồ đang nằm cuộn tròn trong ống thoát nước. Tôi gọi người bạn cùng phòng đến hỗ trợ bắt, anh ta cũng hốt hoảng vì thấy con rết quá to.

Sau một lúc quan sát, chúng tôi thấy con rết đang ngậm một cọng rau liền lấy đôi đũa gắp bỏ vào chai nước 1,5l. Con rết có 12 đốt, dài 21 cm được bắt trong một phòng trọ ở Đà Nẵng.
Con rết có 12 đốt, dài 21 cm.

Ba phát súng bắn vào nhà riêng trưởng công an thành phố


Loạt đạn bắn vào phòng khách của gia đình Trưởng công an thành phố Phủ Lý (Hà Nam) khiến vỡ cửa kính, sượt qua tay gia chủ và làm vỡ màn hình tivi.


Sự việc xảy ra vào tối muộn ngày 14/12 tại nhà riêng của trung tá Lê Đức Tùng (Trưởng công an thành phố Phủ Lý) ở phường Thanh Châu. Viên đạn được nhà chức trách cho rằng bắn từ ngoài đường vào. 

Công an tỉnh Hà Nam xác nhận thu được 3 vỏ đạn tại hiện trường. Khi xảy ra sự việc, trung tá Tùng ngồi xem tivi một mình ở phòng khách tầng một. Viên đạn đầu tiên làm vỡ kính của ngôi nhà. Viên thứ hai sượt qua tay trưởng công an thành phố, viên đạn thứ ba trúng vào tivi.
Khu vực nhà trung tá Tùng.

Theo lãnh đạo Công an tỉnh Hà Nam, trong đêm 14/12, lực lượng chức năng đã áp dụng nhiều biện pháp để đảm bảo an ninh cho gia đình ông Tùng. Sáng nay, các thành viên trong nhà đi làm, đi học bình thường. Hiện trường tiếp tục được phong tỏa.

Bộ Công an đang phối hợp với Công an Hà Nam điều tra, truy tìm thủ phạm.

Ông Tùng giữ chức Trưởng Công an thành phố Phủ Lý từ nhiều năm, được ghi nhận thành tích trong đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Nguồn: vnexpress